0

Di Chuyển




Các tuyến xe buýt ở Hưng Yên
Tuyến Bến xe Hải Dương – Bến xe Triều Dương, Hưng Yên
Bến xe Hải Dương – Các đường: Hồng Quang – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Thống Nhất – Lê Thanh Nghị – Nguyễn Lương Bằng – Quốc lộ 5 – Quán Gỏi – Quốc lộ 38 – Thị Trấn Kẻ Sặt  – Thị Trấn Ân Thi – Trương Xá – Quốc lộ 39 – Thị xã Hưng Yên – Đường Nguyễn Văn Linh – Ngã tư Ngân hàng Công Thương – Quốc lộ 39 – Bến xe Triều Dương


Tuyến Bến xe Hải Dương – Bến xe Hưng Yên, Hưng Yên
Bến xe Hải Dương – Các Đường:  Hồng Quang – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Thống Nhất- Lê Thanh Nghị – Quốc lộ 37 (đường 39B cũ) – Quốc lộ 38B – Chợ Gạo – Đường Nguyễn Văn Linh – Bến xe Hưng Yên

Tuyến Bến xe Giáp Bát – Bến xe Hưng Yên
Bến xe Giáp Bát – Bến xe Hưng Yên lượt đi qua các tuyến phố: BX Giáp Bát – Quốc lộ 1 – Thường tín – Quán Gánh – Đồng văn – QL38 – Hoà Mạc – Cầu Yên Lệnh – Thị xã Hưng Yên – BX Hưng Yên

Tuyến Hà Nội – Văn Giang
Hà Nội – Văn Giang lượt đi qua các tuyến phố: BX Giáp Bát – Giải Phóng – Pháp Vân – Tam Trinh – Minh Khai – Vĩnh Tuy – Đê Nguyễn Khoái – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật – Nguyễn Văn Cừ  – Nguyễn Văn Linh – Phú Thị – Kiêu Kỵ – Đường 179 – Thị trấn Văn Giang

Tuyến Bến xe Lương Yên – Hưng Yên
Bến xe Lương Yên – Hưng Yên lượt đi qua các tuyến phố: BX Lương Yên -Nguyễn Khoái(dốc Minh Khai) – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải (đê trên)- Cầu Chương Dương – Nguyễn văn Cừ – Nguyễn Văn Linh- Quốc lộ 5 – Như Quỳnh – Phố Nối – Đường 39 – Liêu Xá – Tân Lập – Yên Mỹ – Trung Hưng – Minh Châu – Bô Thời – Trương Xá – Lương Bằng – Nguyễn Văn Linh(Hưng Yên)- BX Hưng Yên – Điện Biên (Hưng Yên) – Bãi Sậy  – Bờ hồ Bán Nguyệt (Thị xã Hưng Yên).

TUYẾN SÀI GÒN VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM- HƯNG YÊN
TRỌNG HIỀN
  • Lịch trình : Hưng Yên – Rạch Giá Kiên Giang
  • Giờ xuất bến : Chợ Thi các ngày 8-18-28 âm lịch Rạch Giá các ngày 1-11-21 âm lịch
  • Điện thoại : 0321 3832238 – 0919 880546
PHƯỢNG HOÀNG
  • Lịch trình : Sài Gòn – Hưng Yên
  • Giờ xuất bến : Liên hệ
  • Điện thoại : 0321 3558558 – 0321 3667042 – 04 39878676 – 08 37164928 – 08 66745275 – 08 66783314
NHẪN VIỆT
  • Lịch trình : Sài Gòn – Sao Đỏ – Nam Sách – Hưng Yên – Hải Dương
  • Giờ xuất bến : Hưng Yên Hải Dương các ngày 6-13-20-28 âm lịch Sài Gòn các ngày 2-9-16-22 âm lịch
  • Điện thoại : 0321 3830871 – 0912 311867 – 0975 609088
ANH TÂN
  • Lịch trình : Hưng Yên – Sài Gòn – KCN Tân Bình
  • Giờ xuất bến : Hưng Yên các ngày 2-12-22 âm lịch Sài Gòn các ngày 5-15-25 âm lịch
  • Điện thoại : 0943 314668

Xe Bus tuyến BX Lương Yên - Hưng Yên 



Lưu Trú

Khu vực trung tâm Hưng Yên gồm các tuyến đường sau, các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé: Bãi Sậy, D(iện Biên Phủ, Chu Mạnh Trinh, ...

1. Khách sạn A Đông**

Địa chỉ: Km15 + 500 quốc lộ 5 – Văn Lâm
Tel: 3980 845

2. Khách Sạn Hưng Thái * **

Địa chỉ: 72 Trưng Trắc, phường Quang Trung, TP. Hưng Yên
Tel: 3866.252

3. Khách sạn Hướng Dương ** *

Địa chỉ: Quán Gỏi, Minh Đức, huyện Mỹ Hào, TP. Hưng Yên
Tel: 3777 055

4. Khách sạn Minh Ngọc* *

Địa chỉ: Phố Nối, huyện Mỹ Hào, TP. Hưng Yên 
Điện Thoai 3742 567 /3742 444

5. Khách sạn Sông Hương* * *

Địa chỉ: Xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, TP. Hưng Yên
Tel: 3713 444

6. Khách Sạn Sơn Nam Plaza **

Địa chỉ: Đường Phạm Ngũ Lão, phường Hồng Châu, TP. Hưng Yên
Tel: 3510 457

7.Khách sạn Tre Xanh* * *

Địa chỉ: Km15 + 500 quốc lộ 5 Trưng Trắc, Văn Lâm, TP. Hưng Yên
Tel: 3994 333

8. Khách sạn Á Đông 1, 2 **

Địa chỉ: Đường Triệu Quang Phục, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên
Tel: 3865 078

9.Khách sạn Cây Dừa* *

Địa chỉ: Thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, TP. Hưng Yên 
Tel: 3920 234

10. Khách sạn Ngân Giang**

Địa chỉ: Đường Chu Mạnh Trinh, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên
Tel: 3 551 355

11. Khách sạn Thái Bình*

Địa chỉ: Đường Phạm Bạch Hổ, phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên
Tel: 3862 550

12. Khách sạn Nam Hải

Địa chỉ: Thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, TP. Hưng Yên
Tel: 3854 136 

13. Khách sạn Thăng Long

Địa chỉ: Km15, quốc lộ 5, Văn Lâm, TP. Hưng Yên
Tel:3994 333

14. Nhà nghỉ Kông Hoàng Đế

Địa chỉ: 11 Tôn Thất Tùng, phường An Lão, TP. Hưng Yên
Tel: 3516 517

Ăn Uống

1. Nhà hàng Cố Đô Hội Quán

Địa chỉ: Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 974 999

2. Nhà hàng Ngọc Lan

Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 12 210 786

3. Nhà hàng Ẩm Thực Trung Hoa

Địa chỉ: 56 Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 556 309

4. Nhà hàng Tre Vàng

Địa chỉ: Trương Xá, xã Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 818 444

5. Nhà hàng Hương Lúa

Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 865 014

6. Nhà hàng Hoài Thu

Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 556 619

7. Nhà hàng Đại Huế

Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: 0977 734 577

8. Nhà hàng 463

463 Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 550 530

9. Nhà hàng Hoa Hồng

Địa chỉ: 57 Trưng Trắc, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 862 755

10. Nhà hàng Á Đông

Địa chỉ: 21 Chùa Chuông, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên

11. Nhà hàng Đức Giang

Địa chỉ: 55 Trưng Trắc, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 863 306

12. Nhà hàng Phan Quẩn

Địa chỉ: 155 Chùa Chuông, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 552 068

13. Nhà hàng Quê Hương

Địa chỉ: 137 Chùa Chuông, P. Hiến Nam, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: 0982 137 909

14. Nhà hàng Ngọc Hải

Địa chỉ: 21 Chùa Chuông, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 862 875

15. Nhà hàng Liên Lộc

Địa chỉ: 8 Nguyễn Trãi, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 550 734

16. Nhà Hàng Số 2

Địa chỉ: 503 Nguyễn Văn Linh, Tp. Hưng Yên, Hưng Yên
Điện Thoại: (032) 13 551 270

Địa điểm vui chơi



Đền Ghềnh

Địa điểm: Thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm Hưng Yên Việt Nam
Thời gian cụ thể: 05-16 tháng 03 Âm lịch
Đặc điểm: Tế lễ, rước lớn.
Đối tượng suy tôn: Hoàng thái hậu Ỷ Lan (vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông), có công lớn chỉnh đốn triều đình, trị vì đất nước trong lúc vua thân chinh đánh giặc.
Đền Phượng Hoàng

Vị trí: Thôn Phượng Hoàng, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm: Đền thờ Cúc Hoa, một người con gái có nhan sắc, con nhà giàu nhưng biết trọng lẽ phải và thương người nghèo.
Đền có kiến trúc theo hình chữ tam, kiểu chồng giường đấu xen. Hai đầu là hai cột trụ, đầu cột tạo dáng hình búp sen. Hàng kèo chạm hoa dây mềm mại. Trung tâm tòa tiền tế bài trí một bàn thờ, hai bên là hai câu đối ca ngợi công đức của Cúc Hoa. Bên trái treo quả chuông lớn đúc thời Bảo Đại. Tòa trung từ, gian chính điện được đặt một cỡ khám lớn. Trong khám là tượng Cúc Hoa. Hai bên khám thờ Đức ông và Thành Hoàng. Phần trong cùng được kiến trúc theo kiểu chồng diêm, bài trí tượng Phật.
Chùa Hiến

Vị trí: Chùa Hiến thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm: Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý hưng công xây dựng. Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự” theo niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông (1232-1250).

Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các chùa khác.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự – Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) và tấm bia “Thiên ứng tự – bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).
Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng, bị đổ chỉ còn một nhánh được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến – Hưng Yên.

Phố Hiến

Vị trí: Phố Hiến thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm: Phố Hiến nổi tiếng là một thương cảng từ thế kỷ 13. Ngày nay, phố Hiến còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ và đặc sản nổi tiếng là nhãn lồng phố Hiến – Hưng Yên.

Rất nhiều người Việt Nam biết câu “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60km.
Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến.
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến.

Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.
Ðến thăm Phố Hiến, du khách không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.
Đền Chử Đồng Tử

Vị trí: Đền Chử Đồng Tử bao gồm 2 đền: đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, và đền Dạ Trạch thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm: Cả hai ngôi đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân.

Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.
Tuy hai ngôi đền đều thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng có sự khác biệt đáng kể.

Ngôi đền Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962) nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m² , cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.
Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.

Đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch (được nhà nước xếp hạng di tích năm 1989). Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba toà nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng.
Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này.

Chùa Chuông
Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.
Đền Mẫu
Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm.
Văn Miếu
Là Văn Miếu hàng tỉnh và còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, toạ trên một khu đất cao, rộng gần 4000m2 thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu là di tích minh chứng cho truyền thồng hiếu học của người Hưng Yên
Làng Nôm
Làng Nôm thuộc xã Đại Đồng-huyện Văn-Lâm Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 30km. Nơi đây còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc của làng quê đồng bằng bắc bộ Việt Nam.

2.
3.
Những đặc sản quê hương có thể mua về làm quà là tương bần, bánh răng bừa, mật ong, long nhãn, hạt sen là những thứ chỉ có ở Hưng Yên mới ngon đặc biệt. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức bún thang, canh cá rô ở phố Hiến. Trong thị xã, còn có món bánh bẻng là thứ quà học trò rất được ưa thích.

Đăng nhận xét

Du Lịch Miền Bắc

 
Top