0
Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. 

Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận.
    1. Phương Tiện Đến Vấn Đồn
    Vân đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cảnh sắc thiên nhiên của Vân Ðồn rất hùng vĩ, như một chiến luỹ chắn biển Ðông. Biển Vân Ðồn tiềm ẩn nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng và nhiều hang động kỳ ảo. Đến với Vân Đồn, du khách không chỉ được thả hồn với vẻ đẹp của tạo hóa, của thiên nhiên mà còn được đi vãn cảnh chùa Cái Bầu, tham quan đời sống người ngư dân, được thưởng thức các loại hải sản tươi sống của dân bản địa.
    Cách đến Vân Đồn
    Vân Đồng cách hà Nội 220 km, nếu bạn đi xe ô tô thì mất khoảng 4 - 5 tiếng.
    Từ Hà Nội bạn có thể bắt xe đi thẳng Vân Đồn hoặc bắt xe đi Cửa Ông rồi đón xe buýt Hoàng Long hoặc taxi đi Vân đồn. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, bạn nên đi thẳng từ Hà Nội về Vân Đồn chỉ mất khoảng120k/người. Nhưng nếu đi 2 chặng là về đến Cửa Ông cách cảng 10km thì tiền vé đã mất 130 -150k + tiền xe buyt 10k hoặc xe taxi 120k hoặc xe ôm 50k về đến bến cảng. 
    Các tuyến xe khách từ Hà Nội đi Vân Đồn
    Xe xuất phát biến Yên Nghĩa, Hà Đông 6h sáng, đón khách ở gần bến Lương Yên thì bạn nên lên cầu Vĩnh Tuy bắt. SĐT: 0982332266
    Xe bến Mỹ Đình 6h20 chạy SĐT 0915268555
    Xe bến Lương Yên 17h chạy 0912427750
    Xe 16 chỗ Hà Nôi - Cái Rồng: Sáng thứ 6 hàng tuần, lúc 7 giờ. Đón tại 629 Kim Mã, Ba Đình, HN. Đến Cái Rồng: 12:00
    Cái Rồng - Hà Nội: 4 giờ chiều ngày chủ nhật, lúc 16 giờ. Đón tại: Cảng Cái Rồng. Đến Hà Nội: 21:00 
    Giá vé: 160.000 VNĐ (2013) 180.000 (2014). Đã bao gồm bảo hiểm, không bao gồm VAT.
    Đặt vé: Minh, 0988071100.
    Vé được bán 2 chiều. Xe chỉ chạy thứ 6 hàng tuần trong năm 2013. Không đón, trả khách và dừng đỗ dọc đường
    Các chuyến xe Bus đi Cửa Ông tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên. Gia Lâm Giá 100.000-120.000 vnđ/lượt. Các hãng xe đi tốt nhất là Hoàng Long và Khumbu Viet Thanh (Bến xe Mỹ Đình, xe 45 chỗ đời mới, xuất phát 15’/chuyến với xe Khumbo Việt Thanh). Có các chuyến khác liên tục của các hãng như Klong, Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh (loại xe 24 chỗ, đón khách thường xuyên). Thời gian từ Hà Nội tới Cửa Ông khoảng 4-5 tiếng. Khi đi Bus bạn hãy nói “cho tôi xuống ngã ba Vân Đồn”. Tới đây, bạn đón xe Bus địa phương đề biển “Cái Rồng” để đi Cảng Cái Rồng, giá xe Bus 5.000 - 8.000 vnđ/người (hoặc taxi), Hoặc Bus Liên vị  nếu đi Bus hãy yêu cầu cho xuống tại Bưu Điện Vân Đồn. Tới bưu điện Vân Đồn, còn khoảng 1.5km nữa để tới cảng Cái Rồng. Từ đây bạn có thể đi xe ôm hoặc đi bộ tới ngay cảng để nghỉ ngơi cho sáng hôm sau đi Cái Rồng bằng Tàu. Đi xe ôm từ bưu điện Vân Đồn tới bến tàu Cái Rồng: tầm 10.000 vnđ / người 2 người thường là 15.000vnđ
    2.Nhà nghỉ khách sạn ở Vân Đồn
    Khu Cầu Cảng Cái Rồng
    Nhà nghỉ Phương Thảo cách cầu Cảng 30 bước chân, có 9 phòng, giá 120.000 - 450.000. Điện thoại liên hệ:  (033)3 793888.Khách sạn mở cửa 24/24
    Khách sạn Vân Nam:  điện thoại  0948146399 giá khoảng 150 - 350k
    Nhà nghỉ Thái Hoàng – Cảng Cái Rồng: 033.3793383
    Khách sạn Khiêm Oanh: Địa chỉ: Bến cảng Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh. Số điện thoại: 0936.874.989 ; 098.75.213.75. Email: phamcamvanqn@gmail.com
        
    Khách sạn Việt Linh Khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033 793 898 Fax: 033 794488 
        
    Khách sạn Vân Đồn Bay Khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT:033 991199 Fax:033 991988 
    Nhà nghỉ Duy Khánh – 0333 874 316
    Nhà nghỉ Thành Đạt – 0333 874 854
        
    Nhà nghỉ Nhật Thăng Khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033 793 383
    12 Nhà nghỉ + Taxi Quang Minh Khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033 793 793
    Khách sạn ở Minh Châu
    Nhà Nghỉ Ninh Hải Xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ĐT: 033 877321 
    Nhà Nghỉ Ninh Hải Minh Châu, Vân Đồn, Quảng Ninh 
    Nhà nghỉ + Xe Lam : Anh Vinh Xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ĐT: 0918115856
    20 Nhà ăn + Xe Lam: Anh Đanh Xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ĐT: 033 877465 
    Nhà Nghỉ khách sạn ở Quan Lạn
    Nhà nghỉ Phương Hoàng Xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ĐT: 033 877 345 
    Nhà nghỉ Ngân Hà: Liên hệ  033.3977296 / 033 877 442, phục vụ tốt, sạch sẽ, cho nhà hàng. giá khoảng 250k - 400k.
    Vân Hải Xanh. Nằm trên đường xuyên đảo, cách bãi biển Sơn Hào khoảng 300m Liên hệ: 0333.877.065 / 0983.399.188. Dạng nhà sàn với nhà hàng tầng dưới và các phòng tầng trên. giá phòng từ 600 - 850k/ ngày
    Homstay: liên hệ Mr Bùi 033877255; 0984573725.Nhà  tự xây cất bằng tre, nứa. Giá 120.000 – 220.000 vnđ/phòng tập thể.
     Hoàng Nam – 0333 877 387 / 0168 238 7805 (chị Nhi).  Giá phòng : 400.000đ/phòng/đêm (ngày thường) – 450.000đ/phòng/đêm (dịp Quốc lễ). Chạy quạt, điều hòa. Số phòng : 8, trong đó 2 phòng * 3 giường đôi (1.5mx2m) và 6 phòng * 2 giường đôi (1.5mx2m)
    Khách sạn Việt Hằng. Địa chỉ : Khu vực gần thị trấn Quan Lạn. Điện thoại : 033.3.874 314 /0914.505 226
    Khách sạn Lệ Thương. Địa chỉ : Khu vực thị trấn Quan Lạn. Số lượng phòng: 12. Điện thoại : 0975709446
    Chú Bình nhà nghỉ Biển Ngọc: 0913237985, thuộc bãi Sơn Hào ( nằm giữa trong 3 bãi Quan Lan, Sơn Hào, Minh Châu). Ngay sát bờ biển. Là bãi tắm riêng.
    Nhà Huy Hiệu 0982380664, thuộc bãi Sơn Hào, ngay sát khu nghỉ sinh thái ( ứ nhớ tên híc)
    Nhà nghỉ Yến Nhi:  ĐT 01696620163.
    Homestay nhà cô Nhân 01236833760. Địa chỉ, đối diện Ngân Hà. Nhà nghỉ này có 2 phòng ở tầng 2, có điều hòa chạy mát lạnh từ 8h tối tới sáng (có máy phát). 1 phòng 2 giường đôi, 1 phòng 1 giường đôi, giá là 1tr/đêm cho cả 2 phòng. Có thể ở được đến 10 người nếu kê thêm đệm.
    ATI Việt Mỹ: Địa chỉ : Khu vực bãi tắm Quan Lạn. Số lượng phòng: Đang cập nhật.Điện thoại : 033 3877255
    Khách sạn Đại Dương Xanh: Địa chỉ: Đông Nam - Quan Lạn – Vân Đồn – Quảng Ninh. Điện thoại: 033.3877.333
    Nhà nghỉ Hải Huyền Quan Lạn: Địa chỉ : Trung tâm Quan Lạn. Điện thoại :0333877555
    3.Du lịch Vui chơi ở Vân Đồn
    Ngày đầu tiên khi dến Cầu Cảng Cái Rồng, bạn tìm khách sạn, ăn uống và lang thang khu vực này. Ngày hôm sau bạn ra bến tàu mua vé đi Quan Lạn chuyến sớm nhất (hình như 6:30AM) đề có nhiều thời gian chơi trên đảo. Ở lại 1 đêm, đến chiều ngày thứ 3 thì về lại Vân Đồn. 
    Nếu bạn có du thời gian thì ngày thừ tư tiếp tục bắt tàu đi Minh Châu. 
    Nhớ thuê một chiếc xe máy đi cho tiện. Thuê xe máy 120.000 vnđ/xe. Bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn ở ngã ba từ cầu cảng rẽ đi Minh Châu 033 877 442. 
    Dưới đây là các điểm mà bạn cần đến ở Vân Đồn, tùy theo thời gian bạn có mà lên lịch trình khám phá
    Bãi tắm Quan Lạn
    Vị trí: Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km.
    Vị trí: Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km.
    Đặc điểm: Đây là bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm.
    Bãi Sơn Hào
    Là bãi nằm giữa bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. Sơn Hào khi nước lên lớn nhất thì bãi biển sẽ nhỏ. Nước trong, không thoải lắm (hơi dốc).
    Bãi Minh Châu
    Yên tĩnh nhất do vị trí xa hơn các bãi khác. Minh Châu cát trắng đúng như tên của bãi biển này. Tuy nhiên, do vị trí nằm hướng gió nên đôi khi Minh Châu nhận lại các đụn rác từ ngoài biển chuyển vào. Bãi rất thoải, nền cứng, trong xanh nhất trong các bãi biển tại đảo.
    Bãi Việt - Mỹ
    Khu vực này có bãi biển nhân tạo khá đẹp và phù hợp với việc tắm. Bạn cũng có thể vui chơi thỏa thích với thuyền, canô. Nhưng quan trọng nhất là sau khi bơi, bạn có thể kiếm 1 bè cá giá cực kỳ hữu nghị để ăn uống. Cũng như ở bè cá của anh Tuyển, bạn nên liên hệ đặt món trước để chủ bè chuẩn bị.
    Để đến bãi Việt - Mỹ, bạn có thể thuê taxi hoặc đi xe buýt đến bãi Việt - Mỹ ở Vân Đồn (cách Hạ Long khoảng 40km) và hỏi đường xuống bãi tắm. Vị trí của bè cá nằm bên phải của bãi Việt - Mỹ, nơi có một bè cá và 1 số tàu thuyền neo đậu. Bạn có thể hỏi anh Khương, chủ bè cá để có người đón ra bè. Hãy tham khảo giá từng loại cá, cua, ghẹ, ốc tôm và đặt tùy theo số lượng người trong đoàn. Mặc dù giá khá rẻ nhưng bạn cũng không nên gọi quá nhiều vì kinh nghiệm cho thấy ăn hải sản nhanh no. 
    Đình Quan Lạn
    Đình Quan Lạn đầu tiên được xây dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn. Sau nhiều thế kỷ hưng thịnh, cảng Vân Đồn hoang tàn do việc thông thương đã đi sâu vào khu vực kinh kỳ và phố Hiến, dân Cái Làng chuyển chỗ để chuyên nghề biển, ngôi đình cũng chuyển hai lần từ 9 gian xuống còn 7 gian. Ngôi đình ngày nay được xây dựng vào những năm 1890-1900. Nằm giữa trung tâm của đảo. Đình gồm một bái đường nối với hậu cung bởi ba gian ống muống. Chủ yếu bằng gỗ mần lái, một loại gỗ vào hàng tứ thiết, chỉ thấy ở vùng đảo Hải Vân. Trên nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong, phía trước đình đắp bốn chữ nổi “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước vọng của người dân trong vùng. Bên trong đình được chạm khắc công phu, tỉ mỷ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng. Đặc biệt, các đầu bẩy đều chạm khắc đầu rồng, mỗi một đầu rồng lại có sự khác nhau. Sàn đình được làm bằng gỗ, kiểu kiến trúc này chỉ có ở đình Bảng (Bắc Ninh), và đình Trà Cổ (Móng Cái). Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ được 18 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời Bảo Đại. Đình thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này.
    Chùa Quan Lạn
    Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự. Chùa có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen. Chùa Quan Lạn thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là người gốc Quan Lạn không có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình còn lại cho nhà chùa, vì vậy mà người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt tượng cụ ở ngay trong chùa. Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ trong chùa.
    Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy  đủ hệ thống tượng phật có giá trị điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh.
    Nghè Quan Lạn
    Đảo Quan Lạn còn có 2 nghè: nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
    Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ thần bản thổ. Trong sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có công khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh thổ địa thần kỳ - vị hiền”.
    Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
    Nghè Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nghè để thờ.
    Miếu Quan Lạn
    Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ỏn và miếu Đồng Hồ.
    Miếu Sao Ỏn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm  đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.
    Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ
    Chùa Cái Bầu
    Vị trí: xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
    Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm)
    Nằm ngoài khu vực dân cư, tránh xa khỏi những ồn ào xô bồ của đời thường, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) ở Vân Đồn cũng có thể coi là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tôn giáo về phía Đông Bắc Tổ quốc, qua Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên...
    Tựa lưng vào dãy núi xanh nguyên sơ, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được bao trùm bởi không khí thanh bình, tĩnh lặng khiến cho mỗi tiếng chuông chùa, mỗi tiếng tụng kinh gõ mõ như càng ngân vang hơn. Thiền viện được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Tự, đền thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông từ thế kỷ XIII, nơi đây đã từng chứng kiến trận đánh đón đầu, tạo tiền đề cho cuộc chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288. Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần đã hi sinh bảo vệ dân tộc, hồi tưởng về nền miếu thờ cũ, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa, tiền lệ chưa từng có trước kia (đền kết hợp với chùa).
    Đảo Ngọc Vừng
    Vị trí: huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
    Cách cảng tàu du lịch 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
    Vị trí: Cách cảng tàu du lịch 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
    Ðặc điểm: Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 45.000m2.
    Cảnh quan biển trong lành, bãi cát dài trắng muốt và một không gian yên bình là những nét đặc trưng của xã đảo Ngọc Vừng. Để tìm một ngày nghỉ trong không gian yên bình của vùng quê và thưởng thức vị nặm mòi của biển thì du lịch đảo Ngọc Vừng là một lựa chọn thú vị cho du khách trong dịp hè.
    Xã đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, là vùng đất có bề dày lịch sử, nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của thương cảng Vân Đồn cổ, thành cổ nhà Mạc... Trong truyền thuyết còn lưu giữ chuyện kể về tên gọi của đảo: khu vực này xưa kia có nhiều loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời. Vì thế đảo có tên là Ngọc Vừng.
    Đảo Ba Mùn
    Vị trí: xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
    Đảo Ba Mùn thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn, cách bờ khoảng 15km. Trên đảo có vô vàn các loài thực vật quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, vàng hương cùng nhiều loài cây cổ thụ khác, có những cây to ba bốn người ôm không xuể.
    4. Ăn Uống Ở Vân Đồn
    Nhà hàng Phấn Tuyết khu 8 Cầu Cảng - thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) ĐT: 033.3874476, ĐTDĐ: 0912458899
    5. Mua Quà Gì Khi Đi Vân Đồn
    Nhà mình đi lễ Yên Tử Cửa Ông- Chùa Cái Bầu nên cũng đã lần đầu tiên đặt chân đến đảo Vân Đồn, thật là đẹp và thanh bình, nhất định mình sẽ quay trở lại vào mùa hè này và đi Quan Lạn, mình ăn ở cái bè ngay dưới chân cầu Vân Đồn 2, đồ ăn tươi ngon và giá cũng phải chăng, vừa ăn vừa ngắm vịnh Bái Tử Long quá tuyệt vời. Do đi xe nhà nên mình chủ động thời gian hơn, ghé qua chợ Hạ Long 1 mua chả mực làm qu

    Đăng nhận xét

    Du Lịch Miền Bắc

     
    Top